Noguchi Hideyo – Nhà nghiên cứu y học

Đăng ngày 15/06/2015 bởi iSenpai

Noguchi Hideyo sinh ra tại đảo Honsu, Nhật bản; năm 1912, ông bảo vệ luận án thạc sĩ y học tại Mỹ; sau khi tốt nghiệp đại học vào làm ở viện nghiên cứu y học của Rockerfeller. Ông đã từng được đề cử giải Nobel y học.

Năm 1928, Noguchi Hideyo 52 tuổi và ông đã đến phía tây châu Phi để chữa bệnh sốt vàng da cho nhân dân nơi đây. Không may, chính ông cũng bị nhiễm độc và qua đời vào ngày 21 tháng 5 năm 1928. Tất cả người dân nơi đây đều rất tiếc thương ông. Cho đến nay, ở Gana vẫn có một bệnh viện mang tên ông.

Những thành công trong cuộc đời Noguchi Hideyo có lẽ không thể tách rời sự dạy dỗ của mẹ ông.

Thân mẫu Noguchi Hideyo là người đảo Honsu, bà sinh năm 1853 và đến năm 23 tuổi thì sinh Noguchi Hideyo. Bà là người phụ nữ có phẩm hạnh nổi tiếng trong vùng. Ở quê hương Noguchi Hideyo đến nay vẫn còn lưu lại tượng bà.

Lúc Noguchi Hideyo lên hai tuổi, một lần khi mẹ Noguchi Hideyo đi làm ruộng trở về, bà kinh hoàng nhìn thấy con trai mình đang bị ngã vào đống bửa. Bà vội kéo con ra khởi đống lửa và kịp thời mang con đến bệnh viện. Tuy nhiên, mặc dù giữ được tính mạng nhưng cánh tay Noguchi Hldeyo đã bị hỏng nghiêm trọng, vĩnh viễn không thể hồi phục lại được như bình thường.

Hồi đi tiểu học, vì tàn tật mà Noguchi Hideyo thường bị bạn bè trêu chọc. Vậy là cậu bé bắt đầu bỏ học, trốn lên núi hoặc vào miếu thần chơi. Mẹ Noguchi Hldeyo biết chuyện nhưng không hề trách mắng con nửa lời, bà chỉ nhẹ nhàng động viên con:

– Người ta càng coi thường con, con càng phải cố gắng học thật tốt để vượt qua họ, cho họ biết con giỏi như thế nào.

Noguchi Hideyo nhớ lời mẹ dặn, từ đó ra sức học hành thật chăm chỉ, cuối năm, cậu là người có thành tích học tập cao nhất lớp.

Khả năng vượt trội của Noguchi Hideyo ngày càng bộc lộ rõ. Để con có điều kiện học tập tốt hơn, mẹ cậu ra sức làm việc kiếm tiền. Cha Noguchi Hideyo không có công ăn việc làm, suốt ngày chìm đắm trong rượu, chè, cờ bạc; vì vậy, mẹ Noguchi Hideyo càng vất vả, bà làm việc luôn chân luôn tay, đêm ngày không ngừng nghỉ. Một thời gian, trong thôn có lời đồn là buổi đêm, ngoài đồng lại xuất hiện ma. Vài người tò mò rủ nhau nửa đêm đi “xem ma”, phát hiện hoá ra con ma là mẹ Noguchi Hideyo đang quăng lưới bắt tôm.

Noguchi Hideyo từ nhỏ đã mơ ước làm một bác sĩ. Một hôm, giữa buổi học, Noguchi Hideyo bỗng nhiên bỏ học về nhà. Hoá ra, do cánh tay trái bị tàn tật không tiện xem kính hiển vi khiến cho Noguchi Hideyo mất hết tự tin về giấc mơ làm bác sĩ. Thấy vậy, mẹ của Noguchi Hideyo nói:

– Đạt Ma Sư Tổ ngồi trên đá suốt ba năm mới tu luyện xong. Con tu luyện được bao nhiêu năm mẹ không cần biết, nhưng con nhất định phải thành công. Nếu không đạt được mục tiêu thì con cũng đừng bước vào cái nhà này nữa. Nghe mẹ nói Noguchi Hideyo vô cùng cảm động, đôi mắt đẫm lệ, cậu bé chạy vụt trở lại trường.

Trời quả không phụ bòng người, năm 20 tuổi, Noguchi Hideyo chính thức bước vào nghề y và trở thành một bác sĩ. Để nâng cao kiến thức và tay nghề, Noguchi Hideyo muốn sang Mỹ – quốc gia có nền y học tiên tiến nhất thế giới để du học. Tuy rất mong con trở về phụ giúp gia đình nhưng khi biết ý định này của Noguchi Hideyo, mẹ ông ủng hộ rất nhiệt tình:

– Không cần lo cho mẹ, chỉ cần con thành công là mẹ vui rồi!

Noguchi Hideyo đi rồi, ngày nào bà cũng đến miếu Quan Âm cầu trời khấn phật phù hộ cho con. Nhằm động viên con học tập, người mẹ già 50 tuổi đã đi học chữ để viết thư cho con (lúc bấy giờ, phụ nữ Nhật Bản rất ít người biết chữ). Lần đầu tiên nhận được thư với những nét chữ run run được viết bởi chính bàn tay mẹ, Noguchi Hideyo đã cảm động tới mức không cầm nổi nước mắt.

Vài năm sau, mẹ ông qua đời ở tuổi 65. Noguchi Hideyo kể lại rằng, trước lúc lâm chung bà nói: “Việc tốt nhất tôi đã làm trong đời đó là giữ cho tâm hồn của Noguchi Hideyo không bị tổn thương bởi cánh tay tật nguyền”.

Theo bachkhoatrithuc.vn

Trả lời