Nơi những người già tự chăm sóc lẫn nhau ở Nhật

Đăng ngày 28/07/2017 bởi iSenpai

(CNN) – Trong một trường tiểu học nay đã được chuyển thành viện dưỡng lão, cụ Takasa Keichi vui vẻ nói chuyện cùng một nhóm các cụ bà sôi nổi. Ở tuổi 70, người ta sẽ dễ nhầm ông là một người được chăm sóc trong viện  nhưng Tasaka chưa định nghỉ hưu sớm thế. Người đàn ông vốn là thợ làm đậu phụ này đã chọn việc chăm sóc người già ở viện dưỡng lão Cross Heart ở Yokohama.

“Tôi luôn thích được chăm sóc người khác và lương hưu ở Nhật cũng không cao lắm nên tôi rất mừng vì có cơ hội làm công việc này,” Tasaka nói với phóng viên CNN. “Tôi cũng già nên tôi hiểu cảm giác những người ở đây phải trải qua. Tôi thấy như mình đang chơi với họ chứ không phải chỉ là chăm sóc.”

 

Tasaka Keichi, 70, has been working at Cross Hearts in Yokohama, Japan, for the past five years.

Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ trung bình cao, người Nhật được coi là một quốc gia “siêu già” với hơn 20% dân số trên 65 tuổi. Để đối phó với tình trạng thiếu nhân lực, chính phủ Nhật đã khuyến khích các bà nội trợ và những người ở tuổi về hưu quay trở lại làm việc nhiều hơn.
Cụ Tasaka có thể coi như là một người tiên phong cho xu hướng này. Trong 5 năm qua ông sống cạnh viện dưỡng lão và đã làm việc giúp đỡ những người già khác. Ông chỉ là một trong số hơn 20 người cũng đã ở tuổi về hưu làm việc tại đây cùng một vài người Nhật trẻ và nhân viên nước ngoài. Ở nhiều nước, công việc này có thể được lấp đầy bởi lao động nhập cư nhưng Nhật Bản vẫn khá hạn chế chính sách nhập cư của mình.

Viện dưỡng lão quy định tuổi về hưu là 70 nhưng vẫn cho phép người ta làm việc đến tận 80 tuổi. Độ tuổi về hưu thông thường ở Nhật là 60~65, nghề bác sĩ gần đây có độ tuổi về hưu lên đến 75.
Mặc cho những nỗ lực khuyến khích người cao tuổi làm việc lâu hơn, hơn 80% các công ty Nhật vãn đẻ tuổi về hưu là 60 theo một nghiên cứu năm 2015 của Bộ Lao động Nhật. Vào năm 2013, chính phủ Nhật đã thông qua dự luật tăng tuổi về hưu lên 65 nhưng phải đến năm 2025 nó mới được thực thi hoàn toàn.  Điều này tạo ra tình huống nhiều công ty thuê nhân viên cao tuổi với lương thấp hơn khi họ qua tuổi về hưu theo Atsushi Seike, một nhà kinh tế học ở đại học Keio. “Đáng ra người ta phải gây áp lực lớn hơn để các công ty quy định tuổi về hưu là 65 vì lương thấp sẽ làm giảm động lực đi làm của người cao tuổi.”
Giám đốc điều hành Seiko Adachi của Cross Heart nói về CNN rằng động lực của nhiều cao tuổi làm việc tại đây là do sự tương tác với những nhân viên trẻ hơn  và các khách hàng lớn tuổi hơn.
Theo Adachi, chìa khóa để thu hút các nhân lực lớn tuổi là giúp họ tập trung vào công việc chăm sóc, coi đó là sự nghiệp thứ hai để phát triển. chứ không chỉ coi đó là việc bán thời gian.

Trả lời