Vừa qua Đại học Keio đã đánh giá và đưa ra bảng xếp hạng các tỉnh liên quan đến hiệu quả của các chính sách đối phó trong đại dịch Covid 19. Đứng đầu danh sách này là tỉnh Tottori còn ở chiều ngược lại, Osaka xếp ở vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng.
Giáo sư Hamaoka của đại học Keio đã tiến hành đánh giá, xếp hạng chỉnh sách của 47 tỉnh trên toàn quốc qua 10 chỉ tiêu được thiết lập dựa trên các biện pháp đối phó với dịch Covid có hiệu quả và ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ, kinh tế, sự nỗ lực của người dân. Các tiêu chí chủ đạo bao gồm • Tỷ lệ tử vong dương tính tích lũy • Số người được xét nghiệm tích lũy trên số người dương tính tích lũy • Số giường bệnh đảm bảo trên bình quân đầu người • Tỷ lệ lấp đầy các cơ sở lưu trú …
Tottori, tỉnh được đánh giá cao nhất, đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm bằng cách tăng cường hệ thống kiểm tra, xét nghiệm, tương tự như Đài Loan và New Zealand. Tỉnh ven biển miền tủng nước Nhật này nhận được đánh giá cao vượt trội trong hai chỉ tiêu “Số người được xét nghiệm tích lũy trên số người dương tính tích lũy”, “Số giường bệnh đảm bảo trên bình quân đầu người”.
Mặt khác, ở Osaka, tỉnh xếp chót trong bảng xếp hạng, thì việc thực hiện kiểm tra được cho là không đủ, dẫn đến tỷ lệ dương tính trên số người được xét nghiệm tăng cao. Ngoài ra tỷ lệ lấp đầy phòng trì trệ trong thời gian dài gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đối với nền kinh tế.
Một tâm dịch khác ở Nhật là Tokyo cũng được liệt kê ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng. Tuy khả năng hạn chế ra ngoài của công dân và kiểm soát dòng người được đánh giá tương đối cao, nhưng thành phố đã không thực hiện những việc đáng lẽ ra nên làm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và nền kinh tế, mặc dù có sự hợp tác từ người dân. Kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí “Kagaku” của Iwanami Shoten số tháng 5.
Theo Daigaku Journal, Keio Release