Phân loại và đổ rác tại Nhật Bản

Đăng ngày 07/05/2019 bởi iSenpai

Một trong những vấn đề khiến người Việt Nam nói riêng và người nước ngoài nói chung cảm thấy khó khăn khi bước vào cuộc sống ở Nhật đó chính là không biết phải phân loại và đổ rác như thế nào cho đúng. Một phần có lẽ vì quy định về vấn đề này phức tạp, rắc rối cũng như quá khắt khe. Với những bạn chuẩn bị sang Nhật hay với những bạn sống ở Nhật mà vẫn chưa quen, chưa biết cách phân loại và đổ rác ở đây hãy cùng tham khảo một số quy định dưới đây nhé!

Một số quy định cần lưu ý trong phân loại và đổ rác

Ở Nhật, mỗi loại rác sẽ được thu vào giờ, ngày thứ và ở nơi khác nhau. Và mỗi thành phố lại có một quy định riêng về cách phân loại rác. Vì vậy khi đến địa phương đó, hãy lên mạng, gõ “tên của thành phố nơi mình sống”  và“ごみ分別” (Gomibunbetsu), để tìm trang chủ của thành phố. Trên đó sẽ hướng dẫn cụ thể về cách phân loại rác, ngày đổ rác với từng loại rác khác nhau, phí thu rác, giải đáp các thắc mắc liên quan tới cách phân loại và đổ rác…rất chi tiết và dễ hiểu.

神戸市:分別フローチャート

Đây là hướng dẫn phân loại rác của thành phố Kobe trên trang chủ của thành phố.

Cũng giống với Việt Nam, ở Nhật cũng có tổ dân phố, gọi à “自治会” (Jichikai), các quy định về nơi tập kết rác hay việc xử lý cá nhân phân loại rác sai…sẽ do hội đồng của tổ dân phố và đứng đầu là tổ trưởng tổ dân phố (自治会長) quyết định. Tổ trưởng tổ dân phố thường là những người cao tuổi hay những người khá rảnh rỗi nên nếu bạn tới chào họ, giới thiệu mình là người nước ngoài chưa biết cách đổ rác họ sẽ rất vui vẻ mà hướng dẫn bạn tỉ mỉ đấy.

Một điều đặc biệt ở Nhật, túi đựng rác được quy định rõ ràng, chỉ được bỏ rác vào túi đó.

燃えないごみ

Đây là bốn mẫu túi đựng rác của thành phố Kobe, theo thứ tự là túi đựng rác cháy được, rác không cháy được, lon-chai-lọ, đồ đựng làm bằng nhựa.

Túi này có thể mua được ở siêu thị và cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên cần lưu ý, vì mỗi thành phố  lại quy định một loại túi đựng rác khác nhau,  loại của thành phố này không thể dùng cho thành phố khác, nên nếu bạn mua ở một cửa hàng xa nơi mình sống phải xác nhận xem túi đó dùng cho thành phố nào.

Không được đổ rác vào buổi tối trước ngày thu rác vì có thể rác sẽ bị chó, mèo.. bới ra gây mất vệ sinh nơi công cộng.

Nếu phân loại sai quy định, rác của bạn sẽ không được thu mà bị để nguyên vị trí, sau đó tổ dân phố sẽ tiến hành điều tra xem túi rác này là của ai và mang tới tận nhà người đó. Và tùy từng tổ dân phố sẽ có cách xử lí khác nhau.

Có 4 nhóm rác thải cơ bản:

  1. Rác cháy được

Vật nhỏ làm bằng gỗ, các loại vỏ sò, giày dép cũ, bỉm, đĩa cassette, CD, miếng giữ ấm, miếng giữ lạnh dùng một lần, quần áo, vòi hút, ống hút nhựa, đồ ăn thừa,…

  1. Rác không cháy được

Nồi, chảo, cân điện tử, đồ gốm, sứ, thủy tinh, vỏ lọ mỹ phẩm, máy chơi game, điện thoại bàn, một số đồ điện gia dụng cỡ nhỏ, bếp nướng, can 18 lít, ô, bật lửa dùng 1 lần, xoong nhôm, chảo nhôm…

  1. Rác cỡ lớn

Tùy từng địa phương mà có những cách thu các loại rác cỡ ớn khác nhau. Hãy lên trang chủ của thành phố bạn đang sống, ở đó có ghi rất cụ thể cách thức để liên lạc khi muốn bỏ các loại rác cỡ lớn này (thường thông qua điện thoại và internet), ngày giờ quy định thu rác, những lưu ý khi bỏ rác, phí thu rác…

Một số oại rác cỡ lớn: lò sưởi, bàn, xe đẩy, chăn, đệm, sofa, tủ, xe đạp, xe máy…

  1. Rác tái chế

Một số loại rác có thể tái chế được như sách báo cũ, bìa cát tông, vỏ lon, chai nhựa…

Tham khảo: http://si-ta.com/ja/in-japan/garbage/?fbclid=IwAR18XjkZsj-79k4a3ZbZL0wTQlq3CBmdifP_MopXVfIGChh-8IimiRDYnxM 

Trả lời