Quán quân cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật lần 3: “Chỉ cần bạn có ước mơ thì ngại gì đi tiếp”

Đăng ngày 08/07/2019 bởi iSenpai
Profile anh chàng:

Huỳnh Thanh Long (1992)

  • Giải nhất hùng biện Đông Du (2005), giải nhất speech contest của đại học 流通科学
  • Ước mơ: Giáo viên tiếng Nhật

Chào bạn , bạn có thể giới thiệu cho mọi người biết sơ qua về con đường học tiếng nhật của mình được không ạ?

 Trước mình có học ở trường Nhật ngữ Sakura , học xong sơ cấp xong nghỉ học đi làm được một thời gian rồi học ở trường Nhật Ngữ Đông Du hệ cấp tốc xong có duyên sang Nhật vào tháng 4/2016

2011-2013 : Lớp sơ cấp tiếng nhật tại Nhật Ngữ Sakura

2015-2016 : Lớp trung cấp tiếng Nhật tại trường Nhật Ngữ Đông Du

2016-2019: Cử nhân khoa人間社会学部 ( xã hội học ) tại đại học 流通科学

Từ năm 2019 là sinh viên thạc sỹ năm nhất khoa日本アジア言語文化専攻 tại trường 神戸市外国語大学大学院

(PV thống kê)

Thường mình thấy khi lấy được bằng N1 học xong trường đại học thì đa số mấy bạn sẽ chọn đi làm luôn, bạn có thể chia sẻ cho mọi người biết lý do bạn học lên thạc sỹ được không?

Lúc đầu mình định dự định học xong đại học rồi sẽ về, ước mơ làm giáo viên nhưng mình cảm thấy tiếng Nhật của mình chưa đủ. Mà hồi đó mình học cử nhân là học về tâm lý không phải tiếng Nhật, học với người Nhật nhưng không phải là học về tiếng Nhật cho nên không có hiểu sâu xa về tiếng Nhật. Về Việt Nam cũng có thể kiếm việc làm đó nhưng mình muốn hiểu kĩ hơn, có thể giải thích kĩ hơn về tiếng Nhật.

Nói đến tiếng Nhật, bạn nghĩ sao về quan điểm “Cao nhất của tiếng Nhật là N1, lấy được bằng N1 là mình làm giáo viên hay bất cứ nghề gì liên quan đến nhật cũng được . Và mỗi người sẽ có một giới hạn tiếng Nhật mà mình muốn đạt tới, Đối với bạn là gì ?

Mình nghĩ là không nên đặt giới hạn cho việc học. Nói đơn giản là hiện giờ có nhiều trung tâm chỉ cần có N2 là đủ rồi, nhưng bây giờ nhìn vào, nhà nhà người người học tiếng Nhật thì thời đại không cần N2 sẽ không còn xa nữa.

Cầu nhiều thì cung nhiều, khi mà người ta học tiếng nhật nhiều thì chất lượng sẽ đòi cao hơn  Hồi xưa mình từng học ở Đông Du và được cô Thanh Trúc từng nói mà mình cảm thấy rất đúng là:

Có thể bây giờ người ta chỉ cần N2 nhưng 3,4 năm nữa sẽ là N1, rồi 3,4 năm sau sẽ là N1 150+ rồi 3,4 năm nữa thì cần thêm một vài bằng khác ví dụ như 漢字検定 chẳng hạn (một bằng về khả năng kanji dành cho người Nhật) thì cái tuyệt đối mình nghĩ không nên định nghĩa thì sẽ tốt hơn vì thời đại nó thay đổi nhanh lắm

Ví dụ từ ngữ giới trẻ mình xài ba mẹ không hiểu do cách nhau về thế hệ. Nên mình phải luôn cải tiến học liên tục và nâng cấp tiếng Nhật bản thân lên.

Mình thường thấy mình học từ N5 đến N3 mình sẽ thấy tiếng nhật mình thay đổi từ cách nói đến cách dùng từ. Nhưng từ N2 đến N1 thì mình không thấy mình đang tiến bộ dù cho mình cũng học mỗi ngày thì bạn có lời khuyên nào dành cho những bạn đang ở trong tình trạng như thế không?

Thứ nhất là về ngữ pháp , nói về ngữ pháp nhiêu cái dịch ra tiếng việt là giống nhau , ví dụ như とともに, 従って  đại loai là nghĩa là cùng với, tuy nhiên nó cái sự khác nhau một xíu thôi nhưng mà(nếu) mình học không kĩ nên trong đâu mình nghĩ cái gì đầu tiên là mình xài cái đó, mình chưa có ý thức là hoàn cảnh này ngữ pháp này là đúng không.

Hay khi mình muốn nói(về lí do) mình thường nói một là ので, hai là から, ba là ため , nhiều khi có một cái từ khác nhưng mình không xài,não bộ mình có xu hướng lựa chọn những thứ quen thuộc sẽ ra trước cho nên khi học lên thì tất cả các cơ bản mình biểt hết rồi, nhưng những cái khác nhau nhỏ nhỏ như trên thì phải học thật kĩ mới hiểu.

Từ giai đoạn N5, N4 mình chưa biết gì về tiếng Nhật nên đầu tiên mình tìm hiểu nó nghĩ là gì cái đã cho mình quen cái đó đã, nhưng khi mình quen cái đó rồi thì mình nghĩ mình biết rồi ,mình  cảm giác như vậy mình không chịu tìm hiểu nữa, vì học một vấn đề mà mình nghĩ mình đã biết rôi nó rất chán. Vậy nên với mình nghĩ để thoát ra khỏi tình trạng đó mọi người nên tìm hiểu nhiều hơn, kĩ hơn từ những điều mình đã học sao cho sử dụng đúng ngữ cảnh.

Quay lại cuộc thi hùng biện tiếng nhật không biết cơ duyên nào dẫn bạn đến với cuộc thi ?

Người đạt giải ba 2017 là bạn Minh Trân bạn cùng lớp của mình ở trường Nhật ngữ Đông Du. Qua bạn đó mình biết cuộc thi này, năm 2018 mình được mấy bạn kohai gửi cái link cuộc thi ,nên đi mình đi thử.

Bạn có lời khuyên gì cho những bạn sắp tới tham gia cuộc thi không ạ?

Đầu tiên là khi chuẩn bị bài hùng biện thì nên viết theo quy tắc khởi, thừa, chuyển, kết. Khởi là khởi đầu. Thừa là triển khai vấn đề. Chuyển là đi sâu vào vấn đề, mở rộng vấn đề và cuối cùng kết bài.

Tiếp đến là Từ vựng thì không nên dùng những từ quá khó, nếu sử dụng đúng từ vào trường hợp thì rất là hay luôn, nếu không mình hãy sử dụng nhựng những từ đơn giản nhất, quan trọng cách dùng từ đúng chỗ.

Thứ ba là cách phát âm, phát âm từng từ hay từng câu đúng cao thấp. Tiếng việt có dấu để biết và phát âm theo thanh điệu ,nhưng tiếng nhật không có dấu, mà lại có âm cao thấp được gọi là アクセント. Ví dụ điển hình là hai chữ 雨(Á-mề) và 飴(À-mê). Phát âm đúng được âm cao thấp này sẽ nghe tiếng Nhật được tự nhiên hơn. Nếu không biết có thể nhờ một người bạn người Nhật đọc mẫu rồi hỏi kĩ để tập theo.

Kinh nghiệm lúc lên khán đài phát biểu thì mình không nên phát biểu liền, nhìn mọi người 2,3 giây hít một hơi rồi mới chào., lúc đó mình cũng có thời gian để bình tĩnh lại,

Trong phát biểu cũng nên huơ tay múa chân để bài nói thêm sinh động bớt nhàm chán chẳng hạn.

Cảm ơn những lời khuyên hữu ích từ bạn và chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!

Ngọc Mai

Trả lời