“Tại sao tôi lại quay được nó” – Tâm sự của người đã quay phim về thảm họa sóng thần

Đăng ngày 11/03/2021 bởi iSenpai
Đã 10 năm kể từ trận động đất sóng thần lịch sử ở vùng Đông Bắc Nhật Bản nhưng Hokoi Takashi – cựu quay phim của đài NHK vẫn giữ những ký ức đầy mâu thuẫn trong nội tâm của mình. “Tại sao tôi lại quay được nó? Nếu không phải quay lại, tôi đã không muốn quay hình ảnh ấy.” Anh tâm sự với Huffington Post về cảm xúc đã cất giấu trong lòng mình suốt 10 năm qua.
 
Hokoi là người đã quay lại cảnh cơn sóng thần ngày 11/3 nuốt chửng thành phố phía dưới được lan truyền khắp thế giới từ trên trực thăng của NHK Fukushima. Đó là năm đầu tiên anh làm việc ở công ty và đó là chuyến bay lần thứ 5 của anh. Người ta gọi hình ảnh anh quay lại là một khoảnh khắc lịch sử. Tuy nhiên người quay phim nay đã rời khỏi NHK và mở một ảnh viện riêng của mình vẫn giữ trong lòng những mâu thuẫn. “Tôi đã ở một nơi an toàn khi quay lại những hình ảnh ấy…”. Trận động đất khủng khiếp xảy ra lúc 2 giờ 46 phút chiều. Hokoi lúc ấy đang cùng đồng nghiệp ở khu vực bảo trì trực thăng ở sân bay Sendai ở Miyagi. Anh đang tập luyện các thao tác quay phim trong chiếc máy bay của đài truyền hình và cảm nhận thấy mặt đất rung chuyển. Hokoi gần như bị hất văng ra khỏi ghế ngồi trên máy bay và được một người thợ nắm tay kéo ra ngoài. Chiếc máy bay của anh vẫn tiếp tục rung lắc khắp bốn phía.
 
Hokoi sau đó được đưa lên một chiếc trực thăng của đài NHK và cất cánh về hướng nhà ga Sendai. Dù trận động đất khốc liệt nhưng nhìn từ trên máy bay thì dường như vẫn không có gì quá bât thường. “Nó ổn tới mức đáng ngạc nhiên”  – anh nhớ lại. Chiếc trực thăng bay xuyên qua những đám mây và đi về hướng biển. Khi đi ngang qua sông Natori, anh nhận thấy một con sóng đang chảy ngược dòng và những gì anh quay được ở giờ phút sau đó đã trở thành lịch sử. Phía bên trái là một cơn sóng thần màu đen hung dữ trườn qua những vùng đồng bằng, nuốt chửng nhà cửa và xe cộ. Ở một góc khác, một cơn sóng thần xoáy lao tới dữ dội hơn cuốn trôi những đống đổ nát mà cơn sóng trước để lại. Hokoi không thể bắt kịp diễn biến nhưng video vẫn được quay. Dưới chân anh là những con người, những thị trấn, những xe cộ bị cuốn trôi. Nếu như không lên chiếc trực thăng thì anh có thể đã bị cuốn trôi khi cơn sóng thần cao 3m ấy ập vào sân bay Sendai mà anh mới rời đi vài chục phút trước đó.
 
Đoạn video mà Hokoi quay lại là tư liệu duy nhất về con sóng thần được quay lại từ trên cao. Nó mau chóng được lan truyện khắp thế giới. Tuy nhiên ngày hôm đó người quay phim đang bần thần vì những gì anh gặp được đã nhìn thấy một cảnh tượng khó quên khác. Khi trực thăng của anh hạ cánh xuống sân bay Fukushima, anh được thay thế bởi một quay phim khác và được đưa về đài truyền hình Fukushima.  Anh nhìn thấy những dãy đèn đỏ trên đường cao tốc Tohoku. Đó là anh đèn từ những đội cứu hộ từ khắp nơi đang tiến về bờ biển. “Tôi mong họ được cứu càng sớm càng tốt. Những người mà tôi nhìn thấy từ một nơi an toàn trên bầu trời. Tôi mong họ bình an vô sự. Có những người đã mất đi người thân. Có những người đang đặt cược mạng sống đề giải cứu những người khác. Còn tôi thi vẫn còn sống. Trong khi có những người đã chết thì tôi đã ở một nơi an toàn và ghi lại những cảnh tượng ấy.” Mỗi khi đoạn phim anh quay lại nhận được một giải thưởng, anh lại cảm thấy mâu thuẫn trong mình ngày một lớn.
 
Hokoi sau đó đã nghỉ việc ở đài truyền hình. Anh cũng bắt đầu tìm hiểu về vụ tai nạn hạt nhân diễn ra sau động đất. Có những câu hỏi không thể đưa ra được câu trả lời trong 10 hay 20 năm. Anh không biết “điều đúng đắn” nên làm thực sự là gì. “Báo chí phải truyền tải những điều đúng đắn” – anh nói. Hokoi trở thành một nghệ sĩ sau khi từ bỏ nghề báo. Anh quay trở lại Fukushima, làm một bộ phim tài liệu ngắn về hoa anh đào ở nơi từng được coi là vùng đất chết. Bộ phim của anh kể về sức sống vô hình của mùa xuân được hoa anh đào hữu hình hóa và trở thành niềm an ủi của những người còn lại. Ý tưởng về bộ phim được tạo cảm hứng từ cuộc gặp gỡ của anh với một người đàn ông ở thị trấn Namie, nơi những người dân được sơ tán. Người đàn ông đang chăm sóc cho một hàng cây hoa anh đào ven sông cùng những người bạn ở quê nhà. Ông nói trước ống kính: “Khi những người khác trở lại thị trấn Namie, thấy những bông hoa anh đào lại nở trong thị trấn như trước khi trận động đất xảy ra thì của họ tâm trạng sẽ tốt hơn”.
 
Hokoi từng giới thiệu bộ phim của mình ở thị trấn Nakanojo, tỉnh Gunma nơi có những đường dây điện nối từ các nhà máy điện hạt nhân tới Tokyo. Với cột điện cao thế làm trục, người ta đã tạo ra một cơ chế để hình dung sự chuyển động của gió và điện. Khi gió thổi, sức mạnh của gió làm cho các kim di chuyển, và dấu vết của gió được khắc vào khúc gỗ. Hơn nữa, nhờ sức mạnh của điện khúc gỗ cũng tự di chuyển, một dấu vết mới được tạo ra bằng cách kết hợp của cả gió và điện. Hokoi không nói về “điều đúng đắn” khi nhắc tới điện hạt nhân. Anh chỉ muốn mọi người hãy nghĩ tới một sự thực là con người vẫn đang sống bằng sức mạnh và năng lượng của tự nhiên. Cho đến khi ngừng hoạt động nhà máy hạt nhân, Nhật Bản chắc chắn sẽ gặp phải các vấn đề không tránh khỏi. Với những người dân không sống ở Fukushima, rất khó để họ cảm nhận được vấn đề ở Fukushima cũng là vấn đề của họ. Mong muốn hữu hình hóa những thứ vô hình xung quanh cuộc sống, anh đã làm bộ phim với mong muốn ký ức sẽ không thể phai nhòa. Có những ký ức vẫn theo anh trong 10 năm qua và có những điều 10 năm sau ngày hôm ấy anh mới nhận ra. Và tới tận hôm nay anh vẫn đang sống với những mâu thuẫn trong lòng mình.
 

Trả lời