Thánh Đức thái tử, người được xuất hiện 7 lần trên tờ yên Nhật là ai? 

Đăng ngày 09/08/2019 bởi iSenpai
http://www.officiallyjd.com/wp-content/uploads/2015/05/20150502_birigyaru_21.jpg

Thánh Đức thái tử hay Thái tử Shotoku (聖徳太子(しょうとくたいし), sinh ngày 7 tháng 2 năm 574, tạ thế ngày 8 tháng 4 năm 622. Sinh thời tên thật của ông là厩戸皇子(うまやどのみこ、~おうじ) hay厩戸王(うまやどのおう). Ông là con trai thứ hai của thiên hoàng Dụng Minh, là một chính trị gia, nhà cải cách và là nhân vật Phật giáo lừng danh của Nhật Bản. Thánh Đức thái tử được biết đến như một trong những nhân vật lịch sử nổi tiếng nhất và được nhiều người biết đến nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc. Ngoài ra, ông cũng là nhân vật được xuất hiện nhiều nhất  trên các tờ yên Nhật (7 lần) với các mệnh giá 100 yên (4 lần), 1000 yên, 5000 yên và 10000 yên. Đặc biệt tờ 5000 yên và 10000 yên có in hình ông đã được lưu hành trên 40 năm, là 2 tờ tiền có thời gian lưu hành lâu nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới, vì thế hình ảnh của ông đã trở nên gần gũi với người dân Nhật Bản, họ coi ông là gương mặt đại diện cho tờ tiền giấy của đất nước.

Ảnh: Các tờ yên Nhật có in hình Thánh đức thái tử và năm phát hành.

Những cống hiến vĩ đại của Thánh đức thái tử

  1. Ban hành chế độ quan vị 12 cấp bậc

Ở chế độ này, các vị quan dưới quyền của Thiên hoàng sẽ được chia làm 12 cấp bậc, chỉ cần dựa vào màu sắc của mũ quan sẽ phân biệt được cấp bậc của người đó.

Sẽ không phải là chế độ “cha truyền con nối, nếu sinh ra ở dòng họ vương quyền thì chắc chắn sẽ được làm quan” nữa mà thay vào đó là “chế độ thăng chức dựa vào năng lực, thành tích của cá nhân”. Dù sinh ra ở một gia đình nghèo khó nhưng chỉ cần có năng lực sẽ được thăng làm quan. Một người sinh ra ở một gia tộc quyền quý nhưng quan vị thấp hơn thì vẫn phải cúi đầu trước người sinh ra ở gia đình nghèo khó nhưng có quan vị cao hơn.

Việc ban hành chế độ này đã đem lại hiệu quả rất lớn cho xã hội thời bây giờ. Giúp tìm kiếm được hàng ngũ quan lại có tài thực sự. Đây là chế độ thể hiện được tư duy tiến bộ và tầm nhìn chiến lược của Thánh Đức thái tử, được coi là một đóng góp vô cùng to lớn của ông trong  lịch sử Nhật Bản.

  1. Ban hành hiến pháp 17 điều

Hiến pháp ra đời năm 604, là bộ hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản, có tính chất cực kì quan trọng. Bản hiến pháp là sự kết hợp của Nho giáo và Phật giáo mà chủ yếu là dựa trên tư tưởng của đạo Phật, có nội dung chính là đề cao Thiên hoàng và sự hòa thuận để thống nhất ý chí, huấn thị bách quan trong triều đình và đưa ra chính sách trị dận của chính phủ.

Bản hiến pháp 17 điều của Thánh Đức thái tử có ý nghĩa to lớn vào thời bấy giờ và đến tận hiện nay vẫn được coi như một trong những cơ sở văn hóa của Nhật Bản.

Tham khảo Hiến pháp 17 điều do hòa thượng Thiên Ân dịch đầy đủ từ Nihonshoki (Nhật Bản thư kỷ), một tác phẩm chính sử của Nhật Bản được soạn vào thế kỷ thứ VIII (khoảng năm 720), có thể tóm tắt như sau:

Điều 1: Lấy hòa làm quý, lấy thuận làm tôn.

Điều 2: Kính ngưỡng và phụng hành Tam bảo

Điều 3: Triệt để tuân hành chiếu chỉ của Thiên hoàng. Vua là trời, tôi là đất.

Điều 4: Lấy lễ làm gốc, trị dân phải dùng lễ.

Điều 5: Bỏ tham bớt dục, không tranh đua kiện tụng.

Điều 6: Khuyến thiện bỏ ác, trung với vua, hiếu với dân.

Điều 7: Giữ trách nhiệm, không lạm quyền. Lo cho nước, giúp cho dân.

Điều 8: Chuyên cần với nhiệm vụ.

Điều 9: Quần thần phải tín nhiệm nhau

Điều 10: Cẩn thận dè dặt, bỏ bớt sân hận, nhẫn nhịn với người chưa hiểu mình.

Điều 11: Công tội phân minh, thưởng phạt công bằng.

Điều 12: Nước không hai vua, dân không hai chủ.

Điều 13: Từ trên xuống dưới phải giữ hòa khí.

Điều 14: Bách quan không nên tật đố ganh ghét nhau.

Điều 15: Bỏ tư phụng công để thượng hòa hạ mục

Điều 16: Dùng dân phải đúng thời, không để dân phải bỏ việc cày cấy khi vào mùa.

Điều 17: Đại sự không quyết đoán một mình. Cho đến bất cứ chuyện lớn nhỏ nào đều nên lấy ý kiến chung.

(Bản dịch 17 điều của hiến pháp tham khảo từ bài viết “Công độ trì Phật giáo của Thái tử Thánh đức”

Link: http://www.anhnhiendang.com/Chi-Tiet-Ban-Tin/62/Thai-Tu-Thanh-Duc.html?fbclid=IwAR16AARFa3qZ1yUGD_lrm0Dh2sL9jqAUAYoSU-xR0rqDrkTqeo4cV2rwAac )

  1. Phái cử đoàn sứ giả Nhật sang Trung Quốc

Triều đại thống trị Trung Quốc thời đó là nhà Tùy, họ chỉ coi Nhật  Bản là nước chư hầu nhưng Thánh Đức thái tử đã suy nghĩ “Từ giờ, chúng ta phải đứng được ngang hàng với họ.”. Chính vì thế, ông đã cử phái đoàn sang nhà Tùy nhằm học hỏi, giao lưu, mở rộng quan hệ giữa hai nước. Nhờ công lao của ông mà Nhật Bản đã được coi ngang hàng với nhà Tùy thời đó.

Một số truyền thuyết liên quan đến Thánh Đức thái tử

  1. Có thể một lúc nói chuyện và hiểu câu chuyện của 10 người

Tương truyền, Thánh Đức thái tử có thể nghe câu chuyện của 10 người một lúc, sau đó có thể trả lời lại từng người một cách chính xác.

  1. Sinh ra trong chuồng ngựa

Câu chuyện sinh ra trong chuồng ngựa của ông khiến nhiều người liên tưởng tới sự ra đời của chúa Giêsu, ngài cũng được sinh ra trong máng cỏ khô trong chuồng ngựa. Chúa Giêsu là người tạo ra Đạo Thiên chúa còn Thánh Đức thái tử được biết đến là người mở rộng Phật giáo.

  1. Rất thích tắm suối nước nóng
  2. Sự thật về cái chết của ông

Có rất nhiều giả thiết về cái chết của ông như bị trúng độc, bị ám sát, tự tử…Nhưng có lẽ thuyết được nhiều người tin nhất là ông đã tự tử vì phu nhân của ông đã qua đời trước đó cùng năm 622.

Tham khảo: https://r-ijin.com/syotokutaisi/?fbclid=IwAR3zudVdtm_JF3tmB6rZ4sPKK1aX-k5_vMSBdVqAVjbiAi9nEfcXHqeIvDg 

Trả lời