Tình hình phát triển vaccine Covid ở Nhật hiện tại

Đăng ngày 10/12/2020 bởi iSenpai
Hiện tại Nhật Bản đang đi chậm hơn các nước khác khi nói về tốc độ điều chế vaccine. Cụ thể, trong khi Pfizer, một công ty dược phẩm lớn của Mỹ, đã bắt đầu tiến hành tiêm chủng ở Anh thì bắt đầu từ tháng này, Nhật Bản mới bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, các công ty tại Nhật đang thúc đẩy việc phát triển dây chuyền sản xuất trước thời hạn.
Song song với yếu tố tốc độ, Nhật Bản khẳng định yếu tố an toàn và hiệu quả cũng là những yếu tố quan trọng. Cơ sở nuôi cấy tế bào lớn nhất thế giới Bên trong nhà máy với tường cao vài mét, và nhiều đường ống được lắp chằng chịt trên trần nhà, gần 100 công nhân đang hối hả với các vật liệu và dụng cụ trong tay. Công ty sản xuất dược phẩm sinh học “UNIGEN” ở Ikeda-cho, tỉnh Gifu, sau khi được ủy quyền sản xuất vaccine từ công ty TNHH Dược phẩm Shionogi, đã bắt đầu thử nghiệm vaccine protein tái tổ hợp từ tháng này. Nhà máy của công ty hiện đang phát triển một dây chuyền sản xuất vắc xin corona mới với tốc độ nhanh chóng. Nhà máy được trang bị cơ sở nuôi cấy tế bào lớn nhất thế giới với sản lượng 21.000 lít, hiện đang sản xuất vắc xin cúm cho tập đoàn dược phẩm khổng lồ Sanofian cung cấp cho Mỹ.
Vào cuối năm sau, Shionogi có kế hoạch thành lập các cơ sở tại đây để sản xuất vaccine cho hơn 30 triệu người. Điều chế vaccine chỉ thành công khi vắc xin điều chế ra đảm bảo được tính hiệu quả và an toàn. Do đó quá trình thử nghiệm đóng vai trò rất quan trọng và phải được tiến hành một cách cẩn thận. Việc một công ty dược chuẩn bị dây chuyền sản xuất khi mà vắc xin vẫn đang trong quá trình điều chế là một việc làm chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, để thiết lập một hệ thống có thể ứng phó một cách nhanh nhất sau khi quá trình thử nghiệm kết thúc, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã ra quyết định đối với dự án trợ cấp 137,7 tỷ yên cho các công ty sản xuất vắc xin tại Nhật để tiến hành công tác chuẩn bị.
Taro Toda, Giám đốc Unigen – một trong những công ty sản xuất vaccine lớn nhất tại Nhật, cho biết, ” Dự án này nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung trong nước thông qua việc sản xuất vắc xin nội địa. Về phía công ty, chúng tôi đang xây dựng những phương hướng để có thể cung cấp ổn một lượng lớn vắc xin với chất lượng cao và kịp thời tới công chúng.” Ngoài ra, những công ty sản suất vaccine khác như Daiichisankyo đang phát triển vaccinv mRNA và dự định bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3 năm sau , KM Biologics đang phát triển vaccine bất hoạt, và Takeda Yakuhin Kogyo liên kết với Mỹ để phát triển dây chuyền sản xuất.
Những chế phẩm vaccine đầu tiên được sản xuất trong nước bởi Bencha và Angle đã triển khai thử nghiệm lâm sàng với giả dược để xác nhận tính an toàn và hiệu quả. Trong tháng này, quá trình thử nghiệm đã bước vào giai đoạn hai. Giai đoạn thử nghiệm tiếp theo cũng là giai đoạn cuối cùng dự kiến ​​sẽ được tiến hành sau năm sau. Nếu thành công, vaccine sẽ được chứng nhận và đưa vào sử dụng.
Mặt khác, để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trong nước, Nhật Bản đã đồng ý nhập 120 triệu liều (tiêm được cho 60 triệu người) vaccine của Pfizer, 120 triệu liều vaccine Anh Asutora nezeka, 50 triệu liều Moderna của Mỹ. Không thể phủ nhận rằng tiến độ sản xuất vaccine của Nhật đang chậm chạp so với nhiều nước nhưng một phát ngôn viên của Anges cho biết, “Một khi dịch bệnh bùng phát trên phạm vi toàn cầu, việc ưu tiên nguồn cung trong nước là rất cần thiết. Mặc dù tốc độ triển khai có chậm hơn các nước khác, nhưng việc này vẫn có ý nghĩa rất lớn”. Ryuichi Morishita, giáo sư tại Đại học Osaka, người sáng lập Anges, cũng giải thích, “Các loại vaccine cũng cần được kiểm nghiệm về tác dụng và phản ứng phụ trong thời gian dài. Vì vậy, nên phát triển song song nhiều loại vaccine”. Về hệ thống sản xuất cung cấp vắc xin đến tay người dân, ông chỉ ra rằng “cần có sự hỗ trợ mang tính quốc gia để không những xây dựng trang thiết bị tại thời điểm trước mắt mà còn là duy trì về lâu về dài.”
Tổng hợp từ Sankei, NHK, Jiji Press

Trả lời