Võ sĩ Samurai chân chính cuối cùng: Saigo Takamori

Đăng ngày 01/11/2016 bởi iSenpai

 

(Dịch từ bài viết của Shinden114 – Japan Info)

Những năm đầu thập niên 2000 khi tôi đang còn học trung học, tôi có vài sự chọn cho môn ngoại ngữ. Ban đầu, tôi muốn học tiếng Đức bởi tôi có rất nhiều người thân ở Đức. Nhưng khi phát hiện ra rằng trường tôi không dạy tiếng Đức, tôi có hơi thất vọng, do vậy tôi đã lựa chọn Tiếng Nhật. Ngay khi bắt đầu học, tôi say mê ngôn ngữ này.

Một trong những điều thú vị về Nhật Bản thu hút tôi nhất là Samurai. Giống như hầu hết đám con trai, tôi say mê Lý tưởng của Samurai. Vì vậy, vài năm sau khi Tom Cruise phát hành bộ phim về samurai với tựa đề “The Last Samurai”, tôi nhanh chóng mua vé và xem bộ phim ngay ngày công chiếu. Tôi cực kỳ yêu thích nhân vật được diễn xuất bởi siêu sao Ken Watanabe. Ông chính là hình mẫu chuẩn mực của samurai. Khi biết được rằng vai diễn này dựa trên nhân vật có thật của Nhật Bản – Saigo Takamori, tôi nhanh chóng tìm  hiểu tất cả mọi thứ về ông ta, và hiểu được rằng sự thật không phải lúc nào cũng như ta tưởng. Câu chuyện thực sự ít giáo điều và cảm động hơn vai diễn trên phim của Ken Watanabe. Sau đây là câu chuyện về Võ sĩ Samurai chân chính cuối cùng: Saigo Takamori.

%e3%82%bf%e3%82%99%e3%82%a6%e3%83%b3%e3%83%ad%e3%83%bc%e3%83%88%e3%82%99-1


 

Đôi dòng về bình diện lịch sử

Để hiểu Saigo Takamori, bạn phải hiểu rõ về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Năm 1635, sau khi Tướng quân Tokugawa Iemitsu tiếp nối thành quả của Tokugawa Ieyasu, người có công thống nhất Nhật Bản đã thi hành chính sách bế quan tỏa cảng nhằm giới hạn nghiêm ngặt việc giao thương với người nước ngoài. Tokugawa sợ rằng ảnh hưởng của phương Tây và tư tưởng phương Tây sẽ làm đảo lộn sự bình an mà ông nội ông đã phải tranh đấu cả cuộc đời để tạo nên, kéo Nhật Bản vào một thế kỷ chiến tranh khác. Trong thời gian này, samurai là tầng lớp cao quý nhất, được triều đình bao cấp toàn bộ. Hầu hết trong số họ đã trở thành những quý tộc nhàn rỗi, vì vậy họ dành phần lớn thời gian để tổ chức toạ đàm nghệ thuật cùng các hoạ sĩ, học giả.., thời gian còn lại thì luyện chữ, cắm hoa và đắm mình trong tửu sắc. Tất cả những sự suy đồi này đã dẫn đến tình trạng trì trệ của giới võ si. Mặt khác văn hoá Nhật phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ này.

Tuy nhiên Nhật Bản buộc phải mở cửa, chấm dứt thời kỳ bế quan tỏa cảng đó. Khi Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Perry mang một hạm đội tàu chiến tới Vịnh Edo và tiến hành công cuộc ngoại giao bằng chiến hạm. Biết không thể chống chống chọi được các pháo hạm cao cấp của người Mỹ, chính quyền Tokugawa lúc bấy giờ đã thoả hiệp và nhượng bộ những người phương Tây. Điều này dẫn tới sự sụp đổ của Mạc phủ và đưa Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền cách tân đất nước. Một samurai xuất thân khiêm nhường ở cực Nam của Nhật Bản đã đóng vai trò tối quan trọng trong việc lật đổ chính quyền Mạc phủ nhưn sau đó lại bị xử tử bởi chính quyền do ông gây dựng nên.

Sự ra đời của một huyền thoại

Saigo sinh năm 1828 tại Kagoshima, phiên Satsuma (ngày nay là tỉnh Kagoshima). Ông là con cả trong một gia đình có 7 anh chị em, gia đình ông là một gia đình samurai cấp thấp và khá vô danh. Trong những năm cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc (khi Tokugawa lên nắm quyền), phiên Satsuma (trong đó gia đình Saigo) nằm trong liên minh chống lại Tokugawa. Khi lên nắm quyền, Tokugawa phong tặng hào phóng cho những người ủng hộ mình nhưng lại trừng phạt những kẻ thù địch bằng cách ngăn họ tham gia chính quyền. Vì thế, lúc Saigo ra đời, toàn bộ giới võ sĩ ở vùng Satsuma bị chính quyền ghẻ lạnh.

Tên thật của Saigo Takamori là Saigo Kokichi. Hầu hết samurai đều đổi tên khi họ trưởng thành. “Takamori” đã được thêm vào sau họ “Saigo” và ông thường được gọi là “Takanaga.”

Các samurai ở Satsuma khỏe mạnh cường tráng hơn những người đồng nghiệp ở các khu vực giàu có hơn. Bởi Kagoshima là một tỉnh thuần nông và được xem là vùng hẻo lánh nên các samurai ở Satsuma gặp nhiều khó khăn. Họ tập trung nhiều hơn vào sức mạnh quân sự và kỹ năng võ thuật. Saigo đã được đào tạo trong các học viện quân sự và được nuôi dạy theo phương pháp truyền thống của các samurai. Khi còn trẻ, ông được cử đến Edo (ngày nay là Tokyo) để để trợ giúp cho lãnh chúa (daimyō) phiên bang Satsuma là Shimazu Nariakira. Khi phó đề đốc hải quân Hoa Kỳ Perry đưa hạm đội tàu chiến vào Vịnh Edo, đưa ra các yêu sách, chính quyền Tokugawa đã triệu tập tất cả các lãnh chúa lại để bàn bạc cách đối phó. Nariakira là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ Nhật chống lại quân xâm lược phương Tây. Ông đề xuất lấy tất cả tài sản của gia tộc cho giao chính phủ để củng cố thêm sức mạnh chống quân xâm lược. Nariakira hiểu rõ lời thề danh dự của người tuỳ tùng trẻ tuổi và thúc giục Saigo lập các hoạch quân sự. Tuy nhiên Mạc phủ đã thoả hiệp với người Mỹ nên kế hoạch đó không thành.

 

Mầm mống của sự bất đồng

Saigo bất mãn với Mạc phủ. Gia tộc ông đã chiến đấu chống lại Mạc Phủ hàng trăm năm. Thêm vào đó, Nguyên lão của Mạc phủ ở Satsuma là Ii Naosuke đã tiến hành cuộc thanh trừng đẩy lùi phe phái chống đối việc truyền ngôi Tướng quân và thực hiện chính sách khai quốc. Ông ta muốn treo đầu của Saigo trong phòng trưng bày chiến lợi phẩm. Saigo buộc phải chạy trốn, thậm chí ông đã phải nhảy xuống biển khi bị tay chân của Ii truy bắt. Tuy nhiên, một chiếc thuyền đi ngang qua đã cứu ông và mang ông đến đảo Amami Oshima. Sau khi hồi phục, ông kết hôn với một người bình thường và sinh con. Khi sống một cuộc sống bình thường, Ông vẫn còn tức giận với Mạc phủ vì đã khiến ông phải trốn chạy khỏi mảnh đất quê hương nơi gia đình ông đã sinh sống từ thời xa xưa.

Sau 3 năm sống lưu vong cùng với những thay đổi chính trị, Saigo được phép trở về. Nhưng vợ con ông là những người nông dân bình thường, họ không được phép quay về Kagoshima cùng ông. Ông sẽ phải xa họ mãi mãi. Thêm một mũi tên xuyên qua tim nữa trong mối quan hệ của ông với Mạc phủ.

Lúc này, Nhật Bản đang thực sự khủng hoảng trên mọi phương diện. Sự xuất hiện của các con tàu của Mỹ  chính xác như những gì Tokugawa Iemitsu đã lo sợ. Quyền lực của toàn bộ đất nước đang dịch chuyển. Mạc phủ toàn năng trước đây trở nên yếu kém, bất lực, những mối nguy hiểm đang rình rập. Giống như ở Satsuma, nhiều gia tộc samurai đã nhận thấy đây là thời cơ để thay đổi thực sự. Một phong trào yêu nước mới thu hút các samurai bất mãn. Họ kêu gọi lật đổ chính quyền Mạc phủ và để Thiên hoàng là người lãnh đạo thực sự của đất nước.

Em trai của Shimazu Nariakira là một trong những người kích động nổi loạn và tổ chức phong trào cần vương. Saigo đã khuyên ngăn họ vì ông biết rằng vẫn còn quá sớm để hành động và điều đó sẽ chỉ dẫn đến một cuộc tàn sát. Để mang lại hòa bình, Saigo đã đi trước một bước, cảnh báo chính phủ về việc này và thương lượng giải quyết giữa hai bên. Nhưng do hiểu lầm, chính phủ cho rằng ông là kẻ phản bội và một lần nữa ông bị đày đến đảo Tokunoshima.

Nhưng khi tình hình chính trị trở nên nguy cấp và tương lai của Mạc phủ đang trong tình trạng nguy khốn, nhiều cố vấn của Mạc phủ nhận ra rằng niềm hy vọng duy nhất để kiểm soát sự bất đồng chính là người đàn ông đã bị họ đày đến Tokunoshima. Trong cơn tuyệt vọng Mạc phủ kêu gọi một trong những kẻ thù lớn nhất đến cứu mình.

%e3%82%bf%e3%82%99%e3%82%a6%e3%83%b3%e3%83%ad%e3%83%bc%e3%83%88%e3%82%99-4

 

Thay đổi cục diện

Phiên Choshu đã đứng lên chống lại Mạc phủ và tấn công Hoàng cung Kyoto. Saigo nhanh chóng liên minh với lực lượng của phiên Aizu để dập tắt cuộc nổi loạn và giữ  choThiên hoàng được an toàn. Bạn có thể nghĩ, “Tại sao ông lại chiến đấu cho chính quyền mà mình ghét?” Saigo đã tính toán trước . Ông biết rằng Mạc phủ sẽ suy yếu. Đó là một ngôi chùa đổ nát trước ngọn gió của thời gian và sự sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian. Ông đã đảm bảo được nền tảng quyền lực sau sự sụp đổ đó. Trong khi ông chống lại các samurai của phiên bang Choshu, ông cũng đã đưa cho họ điều kiện đầu hàng hào phóng, thể hiện sự quý mến của ông với những người lãnh đạo cuộc nổi loạn. Chỉ với hành động này, ông đã chứng minh được sức mạnh của mình và cũng khiến những người lãnh đạo cuộc nổi loạn mang nợ với ông.

Sau cuộc nổi loạn, ông đã bí mật đàm phán với lãnh đạo phiên bang Choshu để hỗ trợ họ trong tương lai. Trong cuộc nổi dậy lần thứ hai vào năm 1866, Saigo và phiên Satsuma đứng trung lập trong cuộc xung đột giữa phiên Choshu và Mạc phủ. Nhận thấy kẻ thù bao quanh mình, cuối cùng Mạc Phủ cũng từ bỏ, trả lại chính quyền cho Thiên Hoàng.

Mặc cho nhưng thành quả to lớn của cuộc nội chiến, nhưng Saigo thấy rằng phần lớn mọi chuyện chỉ là vở diễn chính trị. Mạc phủ đã sụp đổ, nhưng nhà Tokugawa vẫn còn kiểm soát đằng sau hậu trường. Đó là một trò chơi giành ghế, tuy vị trí đã thay đổi nhưng thực tế không hề thay đổi. Saigo đòi nhà Tokugawa phải bị tước đoạt hết đất đai và địa vị tối cao. Đây là nguyên nhân khơi mào cuộc chiến tranh Mậu Thìn. Saigo và các đồng minh của ông chỉ huy quân đội Thiên hoàng chống lại Mạc phủ và đánh bại họ hoàn toàn. Cuộc chiến này dẫn tới cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân và cũng đánh dấu sự sụp đổ của chính Saigo Takamori.

 

Thời đại của sự thay đổi

Saigo đóng vai trò trọng yếu cuộc cải cách Minh Trị. Ông trở thành cố vấn chính cho Thiên hoàng Minh Trị, là một nhân tố quan trọng trong việc thành lập quân đội theo nghĩa vụ Nhật Bản mới theo phong cách phương Tây, và là một trong những lực lượng hàng đầu giúp Nhật Bản thoát khỏi chế độ cũ. Người ta gần như sắp xếp lại toàn bộ xã hội và cơ cấu quyền lực của Nhật Bản. Nhưng bởi vì Saigo xuất thân từ 1 samurai ở nông thôn, ông có thể hỗ trợ chính phủ hoàn thiện mục tiêu dịch chuyển phân bố tuổi với các vấn đề phát sinh càng ít càng tốt. Năm 1871, ngay sau khi thành lập, chính quyền Minh Trị đã cử 1 phái bộ sứ thần sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Trong chuyến đi này, Saigo ở lại, được giao nhiệm vụ lãnh đạo triều đình.

Minh Trị Duy Tân là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến các thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị của Nhật Bản, chuyển biến từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang nhà nước công nghiệp hiện đại trong thời gian ngắn. Nhưng bất kỳ sự thay đổi lớn nào cũng có những tác dụng ngược lại. Hàng trăm năm nay, các Samurai nằm ở tầng lớp trên cùng của xã hội. Nhưng giờ đây, một nhà sản xuất vải công nghiệp thuê một nhóm nông dân cũ với tiền công rẻ, thành lập công ty riêng có thể kiếm nhiều tiền hơn samurai. Hơn nữa, trong các chiến lược chiến tranh hiện đại, bạn không cần một nhóm nhỏ các chiến binh được đào tạo. Chế tạo súng ống còn rẻ hơn. Vì vậy, các samurai bất lực đứng nhìn kế sinh nhai bị tước từng chút một. Họ nhận thấy mình mất công dụng.

Nhưng những vấn đề với samurai này không gây ra sự bất đồng giữa Saigo và chính phủ. Mà đó là Triều Tiên

Chiến tranh qua một bức thư.

Nhật Bản với Triều Tiên nối lại quan hệ sau một thời gian dài ngăn cách. Trong lịch sử ngoại giao Nhật Bản-Triều Tiên, hầu hết mọi việc được xử lý thông qua trung gian – gia tộc lãnh chúa Sō ở đảo Tsushima. Sau khi chính phủ Minh Trị mới lên nắm quyền, họ tiếp cận Triều Tiên để đàm phán nối lại mối quan hệ. Hàn triều cảm thấy bị xúc phạm khi Thiên hoàng sử dụng chữ Kanji trong bức quốc thư vì chữ Kanji chỉ được người Triều Tiên dùng để gửi thư cho Hoàng đế Trung Hoa. Dựa vào đó, Triều Tiên không nhận quốc thư và cũng không chịu tiếp kiến sứ thần của Thiên hoàng Minh Trị. Về cơ bản, Triều Tiên từ chối chấp nhận rằng Thiên hoàng Nhật Bản ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa. Điều này thực sự làm Saigo nổi giận. Ông nhấn mạnh rằng Nhật Bản nên khai chiến với  Triều Tiên và trừng phạt họ. Nhưng nhìn vào lịch sử chiến tranh với Triều Tiên, chính quyền Minh Trị chống lại kế hoạch này, họ cho rằng Nhật Bản không có cả nhân lực, trang bị cũng như sự ủng hộ quốc tế đối trong cuộc chiến này. Nhưng Saigo tiếp tục kháng nghị và đe dọa sẽ từ chức nếu ông không được lắng nghe,và chính phủ dự tính đuổi ông đi

Cuộc nổi dậy của Satsuma

Sau khi từ chức trở về quê hương, Saigo mở một học viện quân sự. Nhiều samurai gửi con trai của của mình tới trường mới mong muốn con mình được đào tạo và giảng dạy bởi vị anh hùng dân tộc này. Có rất nhiều học viện tư nhân kiểu này trên cả nước và chúng là mầm mống của sự nhiệt tình dân tộc cực đoan, và học viện của Saigo cũng không ngoại lệ. Ở đây lớp học gồm toàn bộ những người trẻ tuổi có ông cha cũng là những người được kính trọng nhưng tương lai khá ảm đạm. Học viện quân sự tư thục của Saigo mở các chi nhánh rộng khắp Kagoshima và dần thống trị chính quyền địa phương và ngày càng nhiều phần tử cực đoan hơn. Lo sợ về một cuộc nổi dậy, triều đình cử một tàu chiến đến Kagoshima để dỡ vũ khí từ kho súng Kagoshima, nhưng điều này đã gây tác dụng ngược. Nhận thấy đại chiến đang tới gần, một số học trò thân cận của Saigo đã tấn công kho thuốc súng và cướp vũ khí ở đây.

Theo sử sách ghi lại, lúc đầu Saigo rất hoảng hốt vì cuộc nổi loạn này, nhưng ông thực sự không còn sự lựa chọn nào khác, đành cầm vũ khí chiến đấu và biết rằng sẽ không thể giành chiến thắng. Một số tác giả tranh luận về phiên bản này cho rằng Saigo đã lên kế hoạch cho cuộc chiến này với hy vọng buộc chính phủ đàm phán trao trả lại vị trí quyền lực cho ông. Ai mà biết được?

Saigo tập hợp lực lượng samurai và nông dân cho trận chiến Shiroyama (chiến tranh Tây Nam), trận chiến cuối cùng của cuộc nổi loạn Satsuma diễn ra vào ngày 24 tháng 9 năm 1877. Không giống như bộ phim The Last Samurai, họ bắt kịp kỹ thuật và vũ khí hiện đại cho đến khi hết vũ khí và đạn dược buộc phải quay lại sử dụng chiến thuật truyền thống. Sau vài trận đánh, lực lượng của Saigo gần như đã tiêu hao hoàn toàn. Saigo chỉ còn lại 400 người trong trong trận cuối cùng và bản thân ông bị thương nặng ở hông. Cùng ngày, Saigo thực hiện seppuku (mổ bụng tự sát) theo truyền thống samurai.

%e3%82%bf%e3%82%99%e3%82%a6%e3%83%b3%e3%83%ad%e3%83%bc%e3%83%88%e3%82%99-2

 

Di sản

Mặc dù Saigo Takamori đã chết trong cuộc nổi loạn tại đất nước mình, nhưng ông sống như một anh hùng. Nhật Bản có một mối quan hệ rất thú vị với cuộc nổi loạn. Ở Nhật Bản, nếu bạn thất bại trong trận chiến với chính phủ nhưng có lý do chính đáng thì bạn được tiếng tốt. Trường hợp của Saigo Takamori giống như Robert E. Lee trong lịch sử nước Mỹ. Ông được nhiều người ngưỡng mộ, có một số ghét ông, nhưng ông luôn luôn có được sự tôn trọng của tất cả. Tôi nghĩ rằng huyền thoại về Saigo Takamori thực sự thu thút sự chú ý của mọi người. Ông là cuộc gọi về quá khứ của mọi thế hệ. Một người đã qua đời và sẽ không bao giờ quay trở lại. Ông là Võ sĩ Samurai chân chính cuối cùng. Ngày nay, tượng đài Saigo Takamori được dựng trong công viên Ueno (Tokyo).

Trả lời